Có thể hiểu hàm duy trì là một loại khí cụ được sử dụng sau khi quá trình niềng răng kết thúc (tháo dây cung và mắc cài), chúng có công dụng giúp ổn định và hạn chế xô lệch chân răng. Cũng giống như khay niềng, khí cụ duy trì sẽ được thiết kế phù hợp với kích thước và khuôn răng của từng người. Từ đó giúp chúng có thể ôm sát và đảm bảo phần chân răng khô bị xô lệch khi ăn uống.
Hàm cố định cho hiệu quả rất cao, giúp giữ được hàm răng đều đẹp sau niềng suốt đời nhưng đòi hỏi phải có cách chăm sóc, bảo vệ thật tốt. Cần vệ sinh răng miệng thật nhẹ nhàng, đúng cách và thường xuyên. Nếu có bất cứ một sự cố bất thường nào, cần đến nha sĩ để tháo hàm ra chứ không được tự ý tháo lắp hàm.
Hàm duy trì trong suốt
Sau khi tháo khí cụ niềng răng, các bác sĩ sẽ lấy mẫu dấu hàm để chuyển sang phòng kỹ thuật, chế tác một khay nhựa trong suốt cho bạn đeo hàng ngày. Lưu ý máng duy trì này hoàn toàn khác khay niềng trong suốt dùng trong điều trị nắn chỉnh răng. Bạn có thể đeo hàm nhựa suốt ngày mà không lo ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ. Đồng thời, loại hàm này có thể tháo lắp dễ dàng, rất thuận tiện cho việc vệ sinh răng miệng.
Hàm tháo lắp kim loại
Loại hàm này có cấu tạo bằng những dây kim loại, nhìn như một dây cung ôm sát ra những chiếc răng cửa. Với hàm tháo lắp kim loại, tính thẩm mỹ không được cao nên thường chỉ đeo vào ban đêm. Tuy vậy, nếu chịu khó đeo loại hàm duy trì này, kết cấu chắc chắn của nó sẽ giúp giữ răng đứng đúng vị trí quy định, cho hiệu quả cực cao.
Cần đeo hàm duy trì trong bao lâu?
Hàm duy trì sẽ được bác sĩ chỉ định đeo cho đến khi hệ xương hàm đã hoàn thiện, răng nướu đã ổn định, các răng đã đúng vị trí. Thời gian đeo tùy vào từng trường hợp răng của từng bệnh nhân.Với trẻ em, thì đeo đến khi trưởng thành (khoảng 20 tuổi). Với người trưởng thành, cần thời gian hồi phục lâu hơn, phải đeo hàm ít nhất từ 6 đến 12 tháng. Nếu hàm răng quá yếu, có thể phải đeo cả đời.
Tại sao phải đeo hàm duy trì?
Xét theo cấu tạo thì răng của chúng ta được đặt trong phần xương hàm, xung quanh chân răng là các dây chằng nha chu. Sau khi quá trình niềng kết thúc, răng cần có một khoảng thời gian đủ dài để phần mô nướu và dây chằng nha chu ổn định. Trong khoảng thời gian này, nếu không đeo máng duy trì, các dây chằng nha chu này có thể làm răng di chuyển về vị trí cũ.
Bên cạnh đó, việc răng phải chịu một lực siết lớn trong một khoảng thời gian dài khiến cho khung xương hàm trở nên yếu và nhạy cảm hơn so với ban đầu. Kết hợp với việc ăn nhai thường xuyên, buộc các khớp cắn phải hoạt động liên tục. Vì vậy, răng rất dễ có xu hướng quay trở lại vị trí ban đầu.
Do đó, việc đeo hàm duy trì trong khoảng thời gian này là cần thiết, chúng giúp răng ổn định và hạn chế lực tác động trong quá trình ăn nhai. Thời gian đeo sẽ mất từ 6 – 12 tháng để răng, nướu, dây chằng nha chu và xương hàm có thể ổn định.
Hướng dẫn vệ sinh khí cụ duy trì
Bên cạnh những lưu ý trên thì việc vệ sinh hàm duy trì đúng cách là một điều quan trọng không thể thiếu. Để vệ sinh hàm đúng cách, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị một ít nước ấm, bàn chải đánh răng lông mềm, bông tăm và nước ngâm chuyên dụng.
Bước 2: Vệ sinh hàm sơ qua bằng nước ấm, sau đó dùng bàn chải và kem đánh răng vệ sinh sạch hàm.
Bước 3: Sử dụng bông tăm nhúng nhùng đã nhúng vào nước sạch lấy những mảng thức ăn còn bám lại ở các khe nhỏ.
Bước 4: Thả hàm vào ngâm trong nước ngâm chuyên dụng từ 5-10 phút để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn có hại.
Bước 5: Lau khô, để ráo nước và bảo quản trong hộp đựng.
—
NHA KHOA VIỄN ĐÔNG | FAR EAST DENTAL
Địa chỉ: 249 Lê Thánh Tôn, Bến Thành, Q.1, TP.HCM, Việt Nam
Giờ mở cửa: 9h-19h, Thứ 2-Thứ 7
Điện thoại: (+84 28) 22 44 8888 / (+84)925 249 249 (Zalo)
Email: info@fareastdental.com